Trong lĩnh vực công nghiệp, cơ khí, xây dựng và sản xuất, kim loại đóng vai trò thiết yếu với nhiều ứng dụng khác nhau. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ cách phân loại nhóm kim loại cũng như đặc tính riêng biệt của từng nhóm. Bài viết sau sẽ giúp bạn hiểu rõ cách phân loại, đặc điểm và ứng dụng phổ biến của nhóm kim loại hiện nay.
Tìm hiểu về kim loại
Khái niệm
Kim loại là vật liệu có tính dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, bề mặt sáng bóng khi được đánh bóng và có khả năng uốn deo, kéo sợi cao. Trong tự nhiện, kim loại tồn tại dưới dạng quặng và được tách chiết thông qua quá trình luyện kim.
Cấu trúc
Kim loại có cấu trúc tinh thể với các ion dướng nằm trong biển electron tự do. Giúp nó có tính dẫn điện và dẫn nhiệt cao. Các nguyên tử kim loại sắp xếp theo mô hình lặp lại đều đặn. Tạo nên các cấu trúc tinh thể như lập phương tâm diện, lâph phương tâm khối và lục giác.

Tính chất
Kim loại có khả năng phản ứng hóa học với nhiều chất khác nhau, bao gồm phi kim, axit, nước và muối. Khi phản ứng với phi kim, nó thường tạo thành các hợp chất ion chẳng hạn như oxit kim loại khi phản ứng với oxy hoặc muối khi phản ứng cho clo.
Phân loại nhóm kim loại theo thành phần hóa học
Kim loại đen
Đây là nhóm kim loại thành phần chính là sắt (Fe). Nhóm này bao gồm:
- Sắt nguyên chất
- Thép: hợp kim của sắt và cacbon (C), ngoài ra có thể chứa thêm mangan, crom.
- Gang: hợp kim của sắt và cacbon với hàm lượng C cao hơn thép.
Đặc điểm:
- Tính chất cứng, chịu lực tốt.
- Dễ bị gỉ sét nếu không được bảo vệ.
- Thường được sử dụng trong xây dựng, chế tạo máy, kết cấu thép,…
Kim loại màu
Kim loại màu là những kim loại không chứa sắt hoặc chứa lượng sắt không đáng kể. Bao gồm:
- Nhôm ( Alummium)
- Đồng ( Copper)
- Kẽm (ZinC)
- Chì (Lead)
- Thiếc (Tin)
- Và các kim loại quý hiếm như vàng, bạc, bạch kim,…

Đặc điểm
- Nhẹ, có khả năng chống ăn mòn cao.
- Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt.
- Dễ gia công, tạo hình.
- Thường được dùng trong ngành điện tử, hàng không, trang trí nội thất, chế tạo linh kiện.
Phân loại kim loại theo tính chất vật lý
Ngoài thành phần hóa học, kim loại còn được chia theo tính chất vật lý:
- Kim loại nhẹ: như nhôm, titan, magie. Có khối lượng riêng nhỏ, phù hợp trong các ngành yêu cầu vật liệu nhẹ như hàng không, vận tải.
- Kim loại nặng: như đồng, chì, thép. Có khối lượng riêng lớn, ứng dụng trong kết cấu chịu lực, chế tạo máy móc nặng.
Phân loại kim loại theo tính chất cơ học
Tùy vào độ cứng, độ dẻo và khả năng chịu lực, kim loại được chia thành:
- Kim loại dẻo: dễ uốn, kéo sợi ( nhôm, đồng)
- Kim loại cứng: Chịu lực tốt nhưng khó gia công hơn ( thép, gang)
- Kim loại dễ gãy: thường là những kim loại giòn như gang trắng, chì.
Ứng dụng thực tế của các nhóm kim loại
Việc phân loại doanh nghiệp lựa chọn kim loại phù hợp cho từng mục đích sử dụng:
- Ngành xây dựng: Dùng để sản xuất thép ( thép hình, thép tấm, thép ống) cho kết cấu cần sự chịu lực.
- Ngành điện – điện tử: dùng đồng và nhôm làm dây dẫn, mạch in, linh kiện.
- Ngành chế tạo cơ khí: sử dụng gang, thép để đúc chi tiết máy.
- Ngành trang trí nội thất: dùng inox, nhôm, đồng thau cho những sản phẩm yêu cầu tính thẩm mỹ cao.

Hiểu rõ phân loại nhóm kim loại không chỉ giúp bạn chọn đúng vật liệu cho từng nhu cầu. Mà còn tối ưu hiệu quả sản xuất và chi phí vận hành. Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp thi công, thi công kim loại hoặc cần tư vấn chọn vật liệu cho dự án. Đừng ngần ngại liên hệ ngay với số hotline 0867 875 578 để được Thép An Thành tư vấn và báo giá.
Mọi thông tin xin liên hệ:
————————–
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI THÉP AN THÀNH
Địa chỉ: Số 36-DC61, Đường DA9, Khu dân cư Việt-Sing, Phường Thuận Giao, Thành phố Thuận An, Tỉnh Bình Dương.
Số điện thoại: 0867 875 578
Email: nguyenby.atv@gmail.com
Website: https://anthanhsteel.com/
Facebook: https://www.facebook.com/anthanhsteel
Các tin khác